Tiếng việt lớp 4: Cùng Rabbit Edu chinh phục trạng từ

Tiếng việt lớp 4: Trạng từ và cách sử dụng trạng từ

Trạng từ là một trong những phần ngữ pháp vô cùng quan trọng trong việc học và sử dụng tiếng việt. Đó chính là lý do để trạng từ xuất hiện từ rất sớm trong sách giáo khoa Tiếng việt của các bé lớp 4. Việc vận dụng tốt trạng từ không chỉ giúp các bé học tiếng việt tốt hơn mà còn mở rộng vốn ngôn ngữ của của các bé trong đời sống hàng ngày.

Trạng từ trong tiếng việt lớp 4 là gì ?

Trạng từ hay còn gọi là phó từ, là từ được dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác. Ngoài ra, trạng từ còn được dùng với vai trò bổ sung nghĩa cho câu.

Về định nghĩa, trạng từ là một thành phần phụ trong câu giữ vai trò giúp bổ sung các cột mốc xác định địa điểm, thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,...của sự vật, hiện tượng trong câu được nhắc đến. Có thể hiểu đơn giản hơn, trạng từ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, phương tiện,... để bổ nghĩa cho cụm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Ngoài ra, trong tiếng việt, trạng từ có thể là một ngữ, một từ hay cụm chủ vị và chúng thường được đứng đầu câu, được ngăn cách bởi dấu phẩy. Trong vài trường hợp, trạng từ có thể đứng giữa hoặc cuối câu làm vai trò từ nối.

Ví dụ minh họa: 

Ở trong sân, các chú chim đang thi nhau hót rít rít.

Những bông hoa - được trồng trong vườn nhà tôi - đang nở rộ.

Phân loại trạng từ

Nhìn chung, trạng từ vô cùng thông dụng trong cả văn nói lẫn văn viết. Chính vì thế mà trạng từ vô cùng đa dạng và được phân thành rất nhiều loại, có thể kể đến như:

* Trạng từ chỉ thời gian: 

Thường là những từ dùng để xác định khoảng thời gian diễn ra hiện tượng, sự việc, sự vật xuất hiện trong câu. Đồng thời, chúng thường được dùng để trả lời cho câu hỏi “mấy giờ ?”, “khi nào ?”, “bao giờ ?”. Và thường đứng cuối câu hoặc đầu câu để nhấn mạnh thời gian xảy ra.

Ví dụ: Vào mùa xuân năm sau, chúng tôi sẽ lại được quay trở lại thành phố này.

* Trạng từ chỉ nơi chốn: 

Đặc điểm của trạng từ chỉ nơi chốn thường là những từ dùng để chỉ rõ địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc, hiện tượng, sự vật xuất hiện trong câu. Chúng thường sẽ trả lời cho câu hỏi “ở đâu ?”. Thông thường, mỗi trạng từ chỉ nơi chốn vừa có nghĩa nơi chốn cố định, vừa có nghĩa phương hướng và thường được đặt ở giữa câu, ngay sau động từ chính hoặc mệnh đề mà nó bổ nghĩa

Ví dụ: Chú gà trống đang tìm mồi ở ngoài sân để mang cho con của mình.

 * Trạng từ chỉ nguyên nhân: 

Thường là những từ giải thích nguyên nhân diễn ra sự việc, tình trạng đưa ra trong câu. Chúng thường trả lời cho câu hỏi “tại đâu ?”, “vì sao ?”, “nhờ đâu ?”.

Ví dụ: Vì sáng nay dậy muộn nên tôi không kịp ăn sáng.

 * Trạng từ chỉ mục đích: 

Trạng từ chỉ mục đích là những từ giúp thể hiện mục đích xuất hiện của sự việc có trong câu. Chúng thường sẽ trả lời cho câu hỏi “vì cái gì ?”, “nhằm mục đích gì ?”, “để làm gì ?”

Ví dụ: Để hưởng ứng phong trào thi đua của tháng thanh niên, lớp tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc thi thú vị.

* Trạng từ chỉ phương tiện trong câu: 

Thường được mở đầu với những từ như “với”, “bằng” để trả lời cho câu hỏi “với cái gì”, “bằng cái gì”.

Ví dụ: Với bó rau muống này, tôi có thể nấu một món canh thật ngon.

* Trạng từ chỉ tần suất (phó từ năng diễn): 

Diễn tả mức độ hành động.

Ví dụ: Từ khi vào lớp 4, tôi hiếm khi bị trách phạt.

* Trạng từ chỉ mức độ: 

Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính và thường được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ.

Ví dụ: Bạn Nam học toán giỏi nhất lớp tôi.

  * Trạng từ chỉ số lượng: Dùng để diễn tả số lượng

Ví dụ: Tôi đã bị mẹ mắng hai lần vì không thuộc bài.

* Trạng từ nghi vấn: Thường được đứng ở đầu câu hỏi.

Ví dụ: Khi nào bác Hoa quay lại ?

* Trạng từ liên hệ: 

Là những trạng từ giúp liên kết hai chủ đề hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn có thể là từ diễn tả: lý do, thời gian, nơi chốn.

Ví dụ: Mái nhà là nơi ngủ lý tưởng của bé mèo nhà tôi.

* Trạng từ chỉ cách thức: 

Thường được sử dụng để diễn tả cách thức một hành động được thực hiện . Và thường đứng giữa hoặc cuối câu, trong trường hợp đứng giữa câu, trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc sau tân ngữ.

Ví dụ: Mẹ tôi bất ngờ kiểm tra bài tập về nhà của tôi.

 Chức năng của trạng từ

Trạng từ dùng để cung cấp thêm nhiều thông tin cho câu. Thông tin đó có nhiều loại như về mặt thời gian, địa điểm,...Chính vì thế, trong văn nói, văn viết trạng từ được sử dụng rất nhiều.

Theo sách giáo khoa, có thể liệt kê các chức năng của trạng từ như sau:

- Bổ nghĩa cho động từ. 

- Bổ nghĩa cho tính từ. 

- Bổ nghĩa cho trạng từ khác. 

- Bổ nghĩa cho cả câu.

- Bổ nghĩa cho các loại từ khác. 

Dấu hiệu nhận biết

- Về vị trí, trạng từ thường có vị trí đứng linh hoạt trong câu, có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ.

- Về chức năng, thường là thành phần phụ giúp bổ sung nghĩa về thời gian, địa điểm cho cả câu

- Về mối quan hệ với các thành phần khác, chúng không quan hệ trực tiếp với các thành phần câu, trạng từ chỉ quan hệ với bộ kết cấu chủ - vị trong câu.

Cách dùng trạng từ

- Trạng từ dùng để bổ sung nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm để chỉ địa điểm, thời gian, mục đích, cách thức, phương tiện,....

Ví dụ: Mùa xuân hoa mai nở vàng rực khắp cả vùng trời. 

- Trong văn nghị luận thì trạng từ được dùng để sắp xếp những luận điểm, luận cứ theo một trình tự thời gian, không gian hay quan hệ nguyên nhân - kết quả để câu văn có sự liên kết rõ ràng hơn. (Lưu ý: Cách dùng này chưa nằm trong chương trình sách giáo khoa tiếng việt lớp 4)

Ví dụ: Người Việt Nam hiện nay có đủ căn cứ và lý do để tự hào về tinh thần yêu nước của dân tộc, trong tương lai điều này sẽ càng được giữ gìn và phát huy hơn nữa. 

- Trong câu đơn, câu ghép sẽ không giới hạn trạng từ sử dụng, có thể là 1 hoặc nhiều.

Ví dụ: Bên trong khu rừng này, cứ hễ vào mùa xuân thì trên các tán cây chồi non sẽ thi nhau phát triển mạnh mẽ. .  

* Một số lưu ý:

- Khi thay đổi vị trí trạng từ trong câu thì nghĩa của câu cũng sẽ không thay đổi.

- Việc thêm trạng từ cho câu sẽ phụ thuộc vào mục đích, nội dung của câu để tạo sự liên kết với các câu văn khác.

- Nên phân tích rõ để tránh nhầm lẫn thành phần trạng từ với các thành phần biệt lập trong câu.

Gợi ý phương pháp học trạng từ hiệu quả:

- Nắm chắc chắn các đặc điểm tính chất của trạng từ

- Phân loại được trạng từ

- Học luôn đi đôi với hành

Bài tập rèn luyện

Bài 1: Tìm và nêu chức năng của trạng từ trong các câu sau đây.

  • Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội. 

Đáp án: “Dưới dòng sông” là trạng từ chỉ nơi chốn. 

  • Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn. 

Đáp án: “Những ngày đẹp trời “ và “buổi sáng” là trạng từ chỉ thời gian. 

  • Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.

 Đáp án: “Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới” là trạng từ chỉ mục đích. 

  • Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán. 

Đáp án: “Vì bị ốm” là trạng từ chỉ nguyên nhân. 

Bài 2: Sắp xếp các trạng từ vào các nhóm phù hợp: khi nào, hoàng hôn vừa tắt, ở ngoài đình, với tình yêu thương rộng lớn, đó là lúc, trên con phố này, với chiếc xe đạp cũ, tại sao, ở đó, buổi sáng hôm nay.

Đáp án:

Trạng từ chỉ thời gian: hoàng hôn vừa tắt, buổi sáng hôm nay. 

Trạng từ chỉ nơi chốn: ở ngoài đình, trên con phố này

Trạng từ nghi vấn: tại sao, khi nào

Trạng từ liên hệ: đó là lúc, ở đó

Trạng từ chỉ phương tiện: với chiếc xe đạp cũ, với tình yêu thương rộng lớn. 

Bài 3: Đặt câu có sử dụng trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian, mức độ,...

Ví dụ đáp án:

- Bình minh vừa ló dạng, bác nông dân và con trâu đã ra đồng

- Bên trong sân trường, lá cây đã rụng rất nhiều

- Bạn Nam đánh đàn rất giỏi. 

Bài 4: Hoàn thành các câu văn sau với các trạng từ có sẵn:

Đáp án:

- Trên cành cây, gia đình nhà sâu đang ung dung gặm lá.

- Vào hai năm trước, tôi vẫn còn là một cậu bé chưa dám đi học một mình.

- Khoảng sân này, chứa rất nhiều kỷ niệm của tôi và bạn bè. 

Theo dõi kênh Rabbit Edu để nhận nhiều thông tin bổ ích khác.