Phân biệt nguyên âm và phụ âm tiếng việt như thế nào ?

Bí quyết phân biệt nguyên âm và phụ âm trong Tiếng việt

Bảng chữ cái là yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ loại ngôn ngữ nào trên thế giới. Trong khi đó, nguyên âm và phụ âm là những yếu tố chính tạo nên một từ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, dù cùng là những yếu tố cấu thành nên từ nhưng hai yếu tố này vốn dĩ khác nhau rất nhiều. Chính vì thế mà làm thế nào để phân biệt nguyên âm và phụ âm luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chinh phục tiếng việt từ những thành phần nhỏ nhất, ta sẽ thấy bản chất tiếng việt giàu và đẹp đến như thế nào. 

Tìm hiểu và phân biệt nguyên âm và phụ âm trong Tiếng việt

Phụ âm là gì ? 

Về khái niệm, phụ âm được hiểu là những âm phát ra ở thanh quản của miệng hay những âm mà khi phát ra, luồng khí đi từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắt. Chẳng hạn như trường hợp lưỡi va chạm môi, răng, hay hai môi chạm nhau,... trong quá trình phát âm.

Đặc điểm của phụ âm: Thông thường phụ âm sẽ không phát ra tiếng mà chỉ phát ra hơi và chỉ khi kết hợp với nguyên âm mới tạo ra tiếng như chúng ta thường được nghe.

- Có 17 phụ âm trong bảng chữ cái: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Bán phụ âm (hay còn gọi là bán nguyên âm): Bán phụ âm là những âm mà vừa mang tính chất của phụ âm, vừa mang tính chất của nguyên âm. Có 4 trường hợp bán phụ âm đó là oa, oe, uê, uy. Trong đó có o u là bán nguyên âm và có vai trò đệm cho nguyên âm; o, u không được xem là nguyên âm.

Phụ âm ghép: Được tạo thành từ các phụ âm đơn ghép lại với nhau. Trong bảng chữ cái Tiếng việt có 10 phụ âm ghép đó là: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu. Thành phần phụ âm trong tiếng việt rất quan trọng. Đây là một trong ba yếu tố cấu tạo nên một từ hoàn chỉnh.

Các vị trí của phụ âm trong một từ vựng tiếng Việt: 

- Từ vựng tiếng Việt là một trong ba thành phần quan trọng của cơ sở của tiếng việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp.

- Một từ vựng được hình thành từ nguyên âm, phụ âm và dấu câu (có thể có hoặc không).

Các trường hợp phát âm trong phụ âm tiếng việt: 

- Phụ âm đầu: Có vị trí đứng ở đầu từ : Có thể là phụ âm đơn. (Ví dụ: cá, lá, na,...) hoặc phụ âm ghép như: nhà, khế, thì,...Phụ âm thường sẽ có hai giọng chính là: Giọng miền Bắc (Hà Nội) và giọng miền Nam (Hồ Chí Minh).

Tại nhiều vùng ở Bắc Bộ, cặp âm mũi - phi mũi /n/ và /l/ đã được hợp nhất lại làm một, vì thế mà chúng không phải hai âm vị đối lập nhau như trước nữa. Một số người cho rằng việc phát âm phụ âm đầu của từ có hình thức chính tả bắt đầu bằng /l/ thành /n/, /n/ thành /l/ chính là do “nói ngọng” nhưng thực chất không phải như vậy.

* Nguyên âm là gì ?

Nguyên âm là những dao động của thanh quản, luồng khí này sẽ không bị cản trở khi ta đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau phụ âm để tạo thành một tiếng. Về mặt chữ viết, có 12 nguyên âm trong Tiếng việt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn (về mặt ngữ âm), đó là a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư. Và có 3 nguyên âm đôi, đó là ia - yê - iê, ua - uô, ưa - ươ. Đặc biệt, các nguyên âm thường có cách đọc khác nhau ở chỗ vị trí của lưỡi và độ mở của miệng.

- Lưu ý về nguyên âm:

+ Hai nguyên âm a ă: chúng đều có độ mở và vị trí lưỡi giống nhau nhưng khác nhau “a” dài trong khi “ă” thì ngắn. Hay chính 2 nguyên âm “ơ” và “â” cũng vậy, ơ dài còn â thì ngắn.

+ Trong các nguyên âm tiếng việt thì cần đặc biệt chú ý đến các nguyên âm có dấu như: ư, ơ, ô, â, ă. Chúng thường khó nhớ hơn các nguyên âm khác.

+ Trong chữ viết thì các nguyên âm đơn chỉ xuất hiện 1 mình trong âm tiết chứ không đứng gần vị trí của nhau. Trừ một số chữ vay mượn ngoại lệ như từ: quần soóc, cái xoong, boong,...thì lúc đó 2 nguyên âm đơn o đứng gần nhau.

* Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm

Dù đều là những thành tố đứng trong cùng một bảng chữ cái tiếng việt. Tuy nhiên, cả nguyên âm lẫn phụ âm đều khác nhau về định nghĩa, cách sử dụng, phát âm và vị trí đứng. 

Về định nghĩa:

Nguyên âm: Với một từ thông thường, nguyên âm chỉ có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm. Nguyên âm được tạo ra là do sự rung lên của thanh quản, âm được phát ra không bị cản trở.

Phụ âm: không thể phát thành tiếng mà chỉ khi kết hợp với nguyên âm mới phát ra được một từ hoàn chỉnh. Phụ âm không thể đứng một mình.

  • Về mặt chữ viết trong bảng chữ cái tiếng việt, có 12 nguyên âm đơn khác nhau: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong khi đó, có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • Cách sử dụng:
  •  Nguyên âm: Có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.
  • Phụ âm: Chỉ khi kết hợp với nguyên âm thì phụ âm mới được phát ra thành tiếng.

Phân biệt nguyên âm và phụ âm trong một từ vựng tiếng Việt qua vị trí đứng

  • Phụ âm thường có hai vị trí đứng chính đó là đứng đầu và cuối một từ trong tiếng Việt. Từ vị trí đứng tạo thành hai loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.
  • Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối của từ hai âm tiết hoặc đứng riêng biệt. Thế nên được chia làm hai loại nguyên âm chính là: Nguyên âm hạt nhân và Nguyên âm đóng.

Kết luận

Trong sự phong phú của tiếng việt, chính những yếu tố như nguyên âm, phụ âm cùng với sự đóng góp của từ loại và dấu câu,... đã tạo nên một hệ Tiếng việt vừa giàu vừa đẹp, rất đáng tự hào. Không chỉ riêng việc củng cố kiến thức về nguyên âm phụ âm, cách phân biệt nguyên âm và phụ âm, ứng dụng học tập Rabbit Edu sẽ luôn đồng hành với các bé trên con đường chinh phục tri thức.