Toán hình lớp 3 có những nội dung gì ?

Toán hình lớp 3: Hình học có quá khó không ? 

Hình học được xem là một phần vô cùng quan trọng đối với môn Toán, việc học toán hình không chỉ rèn luyện tư duy logic mà còn rèn luyện được khả năng giải quyết vấn đề. Đây chính là lý do để học phần này có mặt xuyên suốt trong môn toán. Còn đối với toán hình lớp 3, bé sẽ được tiếp xúc với phần cơ bản của nhiều loại hình trong hình học, đặc biệt là làm quen với công thức tính diện tích và chu vi của chúng. Với nhiều nội dung mới lạ, bổ ích và đầy thú vị, toán hình lớp 3 sẽ cung cấp những kiến thức vô cùng quan trọng, giúp các bé có nền tảng vững vàng hơn trong hành trình học toán của mình. 

Tổng hợp toàn bộ kiến thức toán hình lớp 3 

1. Hình tam giác, hình tứ giác:

* Hình tam giác: Hình tam giác là hình có 3 đỉnh không thẳng hàng và 3 cạnh là 3 đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. 

Ví dụ:  

- Các yếu tố của hình tam giác gồm có: 

+ Đỉnh là điểm chung của hai cạnh trong một hình tam giác

+ Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian

- Chu vi tam giác trong toán hình lớp 3 là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo). 

Công thức: P = a + b + c. Trong đó, 

P là chu vi của hình tam giác

a, b, c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác

Ví dụ:

 

Tính chu vi hình tam giác ABC. Có AB bằng 3cm, AC bằng 4cm, BC bằng 6cm. 

Đáp án: Chu vi tam giác ABC là: 

 3 + 4 + 6  = 13 (cm)

Vậy, chu vi tam giác ABC bằng 13 cm.

* Hình tứ giác: Tứ giác là một hình gồm có bốn cạnh và bốn đỉnh.

Ví dụ: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành cũng đều là tứ giác.  


- Cách đọc tên tứ giác: Chọn bất kì 1 điểm trên hình làm mốc rồi đọc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. 

Ví dụ: cho tứ giác MNPQ 

Chọn M là điểm làm mốc đọc theo chiều kim đồng hồ, ta có tứ giác MNPQ

Chọn M là điểm làm mốc đọc ngược chiều kim đồng hồ, ta có tứ giác MQPN. 

- Các yếu tố của hình tứ giác trong toán hình lớp 3: 

+ Đỉnh là điểm chung của 2 cạnh hay nhiều cạnh trong tứ giác

+ Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian

  • Chu vi hình tứ giác:  là tổng độ dài các cạnh trong tứ giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo). 

Công thức: P = a + b + c + d. Trong đó, 

P là chu vi hình tứ giác

a, b, c, d lần lượt là độ dài 4 cạnh của tứ giác. 

Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác MNPQ sau: 


Có MN = 5dm, MQ = 5dm, QP = 8dm, NP = 6dm. 

Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 

MN + MQ + QP + NP = 5 + 5 + 8 + 6 = 24 (dm)

Vậy chu vi của tứ giác MNPQ là 24dm. 

2. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương được giới thiệu sơ lược trong toán hình lớp 3: 


- Khối hộp chữ nhật có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật; 8 đỉnh; 12 cạnh

- Khối lập phương có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông; 8 đỉnh; 12 cạnh

3. Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

- Điểm ở giữa được định nghĩa là điểm nằm trong hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ: B nằm trên đoạn thẳng AC.  



Có N, A, B là 3 điểm thẳng hàng. N nằm trong đoạn thẳng AB nên N là điểm nằm giữa. 

- Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm chính giữa hai điểm thẳng hàng. 

Ví dụ: Có M là điểm nằm chính giữa A và B, MA = MB. Như vậy, M được gọi là trung điểm của AB. 

4. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính trong toán hình lớp 3 có: 

Trong hình tròn, chúng ta có các đặc điểm:

- Tâm là trung điểm của đường kính

- Đường kính lớn gấp 2 lần bán kính

- Bán kính luôn bằng ½ đường kính. Nó được tính từ vị trí tâm đường tròn đến bất kỳ điểm nào nằm trên đường tròn đó. 

- Để vẽ hình tròn, chúng ta cần phải sử dụng compa. 

Ví dụ: Có đường tròn tâm O, bán kính OA, OB; đường kính AB.  


Tâm O là trung điểm của AB và OA = OB

Độ dài đường kính AB gấp 2 lần bán kính OA hoặc OB. 

5. Góc vuông, góc không vuông

- Khi học toán hình lớp 3, để kiểm tra một góc có vuông hay không, ta sử dụng ê - ke: 

  • Đặt một cạnh góc vuông của ê-ke trùng với một cạnh của góc đã cho
  • Cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc đã cho thì góc đó là góc vuông, nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông. 

Ví dụ: góc vuông, góc không vuông. 



6. Hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật trong toán hình lớp 3

Chúng ta có hình chữ nhật ABCD: 

+ 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông

+ 4 cạnh gồm 2 cạnh dài AB, DC và 2 cạnh ngắn AD, BC

+ Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng

+ Độ dài cạnh AB = DC và độ dài cạnh AD = BC

- Cách tính chu vi hình chữ nhật: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị) rồi nhân với 2. 

Công thức: P = (a + b) x 2. Trong đó:

P là chu vi hình chữ nhật

a là chiều dài hình chữ nhật

b là chiều rộng hình chữ nhật

- Diện tích hình chữ nhật: Muốn tính diện tích của hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị).

Công thức: S = a x b. Trong đó,

S là diện tích hình chữ nhật

a là chiều dài hình chữ nhật

b là chiều rộng hình chữ nhật

7. Hình vuông, chu vi hình vuông, diện tích hình vuông

- Trong toán hình lớp 3, hình vuông được định nghĩa là tứ giác có 4 góc vuông, có các cạnh bằng nhau.

- Chu vi hình vuông là độ dài đường bao quanh hình vuông, chính là độ dài của 4 cạnh hình vuông.

Công thức: P = a x 4. Trong đó: 

P là chu vi hình vuông

a là độ dài 1 cạnh của hình vuông

- Khi học toán hình lớp 3, diện tích hình vuông được tính bằng cách lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. 

- Công thức: S= a x a. Trong đó, 

S là diện tích hình vuông

a là độ dài một cạnh

Ví dụ: có hình vuông ABCD, độ dài các cạnh của hình vuông là 4cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông ABCD. 

Đáp án: 

Chu vi hình vuông ABCD là: 4 x 4 = 16 cm

Vậy chu vi hình vuông ABCD là 16 cm. 

Diện tích hình vuông ABCD là: 4 x 4 = 16 cm

Vậy diện tích hình vuông ABCD là 16 cm. 

-Chú ý: 

  • Tăng cạnh lên n lần thì chu vi tăng n lần, diện tích tăng n x n lần
  • Nếu một cạnh tăng n đơn vị thì chu vi tăng n x 4 đơn vị


Bài tập vận dụng: 

 Bài 1: Nhận biết các loại hình học lớp 3

  1.  Đâu là hình tam giác, tứ giác, khối hộp chữ nhật, khối lập phương, hình chữ nhật, hình vuông ? Nêu đặc điểm nhận dạng của mỗi hình.

 

2.Xác định đường kính, bán kính và tâm của đường tròn sau đây.

Bài 2: Tính chu vi của: 

  1.  Hình tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 6cm, AC = 3 cm, BC = 4cm

Đáp án: 

Chu vi của hình tam giác ABC là: 6 + 3 + 4 = 13 cm

  1. Hình tứ giác ABCD có độ dài các cạnh lần lượt là: AB = 4cm, BC = 5cm, CD = 3cm. DA = 7 cm. 

Đáp án: 

Chu vi của hình tứ giác là: 4 + 5 + 3 + 7 = 19 cm

Bài 3: Tính chu vi và diện tích của: 

  1. Hình vuông ABCD có độ dài các cạnh là 5 cm
  2.  Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài bằng 6, chiều rộng bằng 2.

Đáp án: 

  1. - Chu vi hình vuông: 

P = 5 x 4 = 20 (cm)

Vậy chu vi của hình vuông bằng 20 cm

  • Diện tích hình vuông:

S = 5 x 5 = 25 (cm)

Vậy diện tích hình vuông bằng 25 cm

  1. - Chu vi hình chữ nhật:

P = (6 + 2) x 2 = 24 cm

Vậy chu vi hình chữ nhật MNPQ là 24 cm

  • Diện tích hình chữ nhật là:

S = 6 x 2 = 12 cm

Vậy diện tích hình chữ nhật MNPQ là 12 cm. 

Theo dõi kênh Fanpage Rabbit Edu để không bỏ lỡ những thông tin kiến thức bổ ích khác.